Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Cây giao điều trị bệnh gì?

2/20/2021 9:45:29 AM     100    

Cây giao tên khoa học gọi là Euphorbia tirucalli L., thuộc vào họ thầu dầu – Euphorbiaceae. Nhựa cây, lá và rễ của các loài Euphorbia khác nhau đã được áp dụng trong y học dân gian qua nhiều thế kỷ. Tại Trung Quốc, người ta sử dụng toàn cây trị thiếu sữa, khớp xương buốt đau, nấm ngoài da. Ở Ấn Độ, nhựa của cây giao được dùng để trị mụn cóc, đau thần kinh, thấp khớp, đau răng, hen suyễn, trị ho, đau tai, ngoài ra còn sử dụng để làm thuốc trừ sâu và giết cá. Còn Indonesia dùng nhựa để trị bệnh ngoài da, mụn mủ, trĩ, bướu và táo bón. Với Thái Lan thì người ta sử dụng nhựa tươi để trị mụn cóc.

Tính chất dược lý

Ở nước ta, cành và lá cây giao được dùng để trị bệnh ngoài da, táo bón và bị liệt dương, rễ cây thì dùng trị bệnh loét mũi và trĩ. Có một số người thì dùng cành tươi ngâm rượu để chữa đau răng. Tại một số nước tiên tiến ở trên thế giới còn sử dụng chiết xuất hoạt chất của cây giao ở dạng chất lỏng, đồng thời bày bán tự do tại các cửa hàng thực phẩm mà nhiều người tự mua uống để điều trị một số khối u lành tính, u nang, mụn cóc, thậm chí là ung thư. Tuy nhiên, những tác động trên chỉ mới được nghiên cứu ở trong phòng thí nghiệm và thử trên động vật, đã cho thấy hoạt chất của cành giao có thể tăng cường hệ miễn dịch củ con chuột bị mắc bệnh ung thư, chứ vẫn chưa có một nghiên cứu lâm sàng nào được công bố. Nhưng trên thực tế thì vẫn chưa có kết luận cụ thể, vì vậy người bệnh không nên tự ý sử dụng tránh các ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

vicare.vn-cay-giao-chua-benh-gi-body-1
Cây giao.

2. Cây giao điều trị bệnh gì?

Loại cây này có nhiều công dụng điều trị các bệnh khác nhau như:

- Ở Trung Quốc, người ta sử dụng toàn cây giao để trị thiếu sữa, trị bệnh xương khớp., trị nấm ngoài da.

- Ở Ấn Độ, sử dụng nhựa cây giao để trị mụn cóc, trị ho, thấp khớp, đau thần kinh, hen suyễn, đau răng, đau tai,...

- Tại Thái Lan, người ta dùng nhựa tươi của cây giao để điều trị mụn cóc.

- Ở Indonesia, sử dụng nhựa cây trị các bệnh ngoài da, mụn mủ, trĩ, bướu và táo bón.

- Tại Việt Nam, trong Đông y toàn cây giao có vị cay, tính mát, hơi chua, hơi có độc, vì vậy có công dụng thúc sữa, khử phong, sát trùng, tiêu viêm và giải độc. Theo kinh nghiệm của dân gian cũng có thể dùng cây giao để điều trị bệnh ngoài da, điều trị táo bón, chữa liệt dương, trị bệnh trĩ và chữa đau răng, hay chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng,...

- điều trị bệnh viêm xoang

  • Lấy cành của cây giao cắt lấy khoảng 15 đốt ngắn cỡ 1cm sau đó đem đập dập ra. Cho cành giao vào trong ấm đun nước đun sôi
  • Trong lúc chờ nước sôi thì người bệnh hãy lấy 1 tờ giấy lịch treo tường khổ lớn cuộn vào thành của 1 ống dài, 1 đầu cuốn bằng hay to hơn vòi ấm đun nước, đầu kia thì nhỏ hơn.
  • Dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu của vòi, sau đó cho vào mũi để hít hơi thuốc vào mũi, thỉnh thoảng thì hít cả vào miệng. Thời gian xông khoảng 10 -5 phút
  • Người bệnh cần phải kiên trì xông thuốc liên tục từ 3-5 ngày, nếu nặng hơn thì xông khoảng 7 ngày. Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai.

Cây giao có độc tính, đặc biệt là nhựa cây có thể làm mù mắt (nhựa dính vào mắt), cho nên không để nhựa dính vào da, mắt. Đồng thời không sử dụng cành giao dài ngày. Theo kinh nghiệm của dân gian nên sử dụng tối đa không quá 10 ngày.

vicare.vn-cay-giao-chua-benh-gi-body-2

3. Độc tính cây giao ảnh hưởng đến sức khỏe

Các loài Euphorbia đều chứa nhựa tuy nhiên nhựa của cây giao được xem độc nhất, mặc dù không gây chết người nhưng nó lại làm tổn thương nặng cho da và mắt, vì vậy khi thu hái những loài cây này cần phải mang bao tay và đeo kính bảo vệ mắt.

Nhựa của cây giao cũng có thể làm bỏng và phồng rộp như mụn nước hay tạo vết loét ở trên da và niêm mạc, nếu như dính vào mắt sẽ gây cảm giác đau rát nặng dẫn đến mù loà chỉ trong vài ngày. Ở dạng thuốc uống, nó có thể gây ra cảm giác cháy bỏng ở trong miệng môi, lưỡi, cổ họng, đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy và loét dạ dày. Một số trường hợp đã tử vong được ghi nhận ở miền Đông châu Phi. Trẻ em và vật nuôi cũng có thể bị tổn hại nếu như họ ăn nhằm nhựa của cây giao. Tại Zimbabwe, một người đàn ông đã được ghi nhận chết do xuất huyết dạ dày và ruột sau khi nuốt mủ của cây giao để điều trị bệnh vô sinh.

Có nhiều trường hợp người dân đi cắt cỏ vô tình bị mủ cây giao bắn vào mắt, mặc dù đã điều trị tích cực nhưng mức độ bị hư hỏng vẫn đến 60 – 70%, có trường hợp đã bị lồi hẳn nhãn cầu ra ngoài. Cho nên, nếu bị nhựa của cây giao văng vào mắt, bạn cần phải rửa ngay với nước mát sạch, cứ khoảng 15 phút phải rửa lại một lần, uống kèm với thuốc giải dị ứng và lập tức đến phòng khám mắt để được điều trị kịp thời.

vicare.vn-cay-giao-chua-benh-gi-body-3

4. Tác dụng phụ của cây giao

Cây giao thường tương tác với những loại thuốc chống co giật, cho nên, những người đang sử dụng các loại thuốc chống co giật cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng. Thảo dược này có công dụng giảm ho, vì vậy cần phải thận trọng khi sử dụng cùng với các loại thuốc ho khác do có thể gây tác dụng hiệp đồng tăng mức. Hoạt chất của cây giao có thể tương tác với các loại thuốc loại hormon thay thế, nếu phụ nữ đang sử dụng hormon ở trong giai đoạn mãn kinh hoặc dùng thuốc tránh thai thì cần phải tránh sử dụng.

Ngoài ra, bạn nên chú ý các dạng thực phẩm bổ sung cũng có thể gây ra hiện tượng co giật. Nên tham khảo ý kiến ​​của các chuyên viên y tế có trình độ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp thảo dược này với dược liệu khác trong việc điều trị để biết rõ hơn cây giao điều trị bệnh gì và tránh các trường hợp rủi ro xảy ra.

Xem thêm: